THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Công ty luật Investco luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp/thành lập công ty và các thủ tục sau thành lập cho doanh nhân trong nước và nước ngoài. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời nhất với chi phí hợp lý nhất!
Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục thành lập công ty năm 2024
Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, được sửa đổi, bổ sung năm 2022. Như vậy những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014 đã được áp dụng và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến nay được 4 năm và là cơ sở để nhà đầu tư thành lập một pháp nhân (thành lập công ty/doanh nghiệp) phải căn cứ vào pháp luật doanh nghiệp dưới đây:
- Luật Doanh nghiệp 2020 ngày 17 tháng 06 năm 2020;
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp ngày 01 tháng 04 năm 2021;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 04 tháng 01 năm 2021;
- Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ngày 28 tháng 12 năm 2021;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 01tháng 3 năm 2021;
- Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 01/07/2023.
Các trường hợp cần thành lập công ty?
Trên thực tế thì nhiều nhà đầu tư vấn tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng chưa thành lập công ty/doanh nghiệp, mà họ tiến hành mở hộ kinh doanh cá thể để quản lý sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hộ kinh doanh có thể có những hạn chế nhất định như số lượng người lao động, xuất hoá đơn giá trị gia tăng, tư cách pháp nhân, nhà đầu tư nước ngoài thì không thể mở được hộ kinh doanh cá thể. Nhà đầu tư muốn kinh doanh bài bản và có định hướng phát triển chiến lược bền vững lâu dài thì phải thành lập công ty.
- Khi đối tượng khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp là chủ yếu thì thương nhân nên thành lập công ty.
- Có nhiều khách hàng có yêu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng khấu trừ cho hoạt động kinh doanh của mình.
- Các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng cần ký hợp đồng với đơn vị có tư cách pháp nhân.
- Hạch toán hoạt động kinh doanh rõ ràng, bài bản, có lợi nhuận để đảm bảo hoạt động kinh doanh theo quy định.
Điều kiện thành lập công ty
Các nhà đầu tư đền từ mọi miền tổ quốc, trên toàn thế giới, cũng như từ nhiều sắc tộc và các ngành nghề kinh doanh, sản xuất khác nhau. Tuy nhiên không phải bất cứ yêu cầu nào của các nhà đầu tư đều được chấp thuận cho việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư năm 2020, Biều Cam kết WTO của Tổ chức Thương mại Quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì một nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn thành lập công ty tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Thành viên công ty, cổ đông công ty phải đủ 18 tuổi;
- Không thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp;
- Có thể thành lập công ty ở bất cứ tỉnh thành nào bạn muốn mà không bị hạn chế về việc đăng ký hộ khẩu hay thường trú.
- Loại trừ một số trường hợp đặc biệt, thực tế pháp luật không hạn chế số lượng công ty một người muốn thành lập và không có yêu cầu về bằng cấp, vốn khi thành lập công ty.
Tài liệu cần chuẩn bị khi thành lập công ty
Đối với nhà đầu tư trong nước việc chuẩn bị các giấy tờ tài liệu để thành lập công ty là vô cùng đơn giản. Công ty Luật Investco sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một bản yêu cầu thông tin và nhà đầu tư sẽ cung cấp cho Luật Investco các thông tin theo yêu cầu. Bộ phận tư vấn sẽ thẩm định và soạn thảo hồ sơ căn cứ theo thông tin mà nhà đầu tư cung cấp. Để đảm bảo không bị thiếu sót các tài liệu và thông tin các nhà đầu tư cần chuẩn bị các thông tin và giấy tờ như sau:
- Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (đối với người đại diện được thuê không đồng thời là cổ đông, thành viên công ty).
- Các thông tin liên quan đến tên công ty, địa chỉ, vốn, ngành nghề kinh doanh.
- Các giấy tờ quan trọng nhất là bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của danh sách thành viên công ty, cổ đông sáng lập và người đại diện công ty.
- Đối với các ngành nghề có yêu cầu đặc biệt về điều kiện kinh doanh thì cần thêm chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định,…
Hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ doanh nghiệp được soạn thảo theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, và mẫu hồ sơ theo từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Thông tư số 01/2021/BKHĐT. Theo đó nhà đầu tư sẽ soạn bộ hồ sơ hoặc sử dụng dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp của Luật Investco chúng tôi sẽ thực hiện soạn thảo hồ sơ và gửi tới các thành viên công ty, cổ đông sáng lập ký và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (căn cước công dân hoặc hộ chiếu).
- Văn bản uỷ quyền cho người đại diện phần vốn nếu là tổ chức góp vốn vào thành lập công ty.
- Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt.
Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp (khi doanh nghiệp tự thực hiện thủ tục)
(Áp dụng khi khách hàng tự thực hiện thủ tục thành lập công ty không nhờ qua dịch vụ)
Hiện nay, tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước đều thực hiện tiếp nhận nộp hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp qua mạng điện tử. Theo đó, trường hợp Quý khách hàng tự thực hiện nộp hồ sơ thành lập công ty mà không sử dụng dịch vụ cần thực hiện tạo tài khoản để nộp hồ sơ. Luật Investco hướng dẫn quy trình tạo tài khoản để nộp hồ sơ thành lập công ty như sau:
Địa chỉ đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh
Doanh nhân, nhà đầu tư truy cập Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để đăng ký tài khoản tại đường link: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/
Các tài liệu cần chuẩn bị để đăng ký tài khoản
- Địa chỉ email đảm bảo đăng nhập được, hoạt động bình thường;
- Scan/ bản chụp Căn cước công dân/ hộ chiếu người dùng tài khoản.
Các bước đăng ký tài khoản điện tử và nộp hồ sơ thành lập công ty
Bước 1: Tạo tài khoản
Truy cập vào đường link Cổng thông tin https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/, bấm vào mục: Tạo tài khoản mới: Kê khai các thông tin bắt buộc để tạo tài khoản, Sau đó bấm đăng ký, hệ thống sẽ gửi email tự động đến email đăng ký.
Bước 2: Kích hoạt tài khoản
Truy cập email để kích hoạt tài khoản
Bước 3. Yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh
Đăng nhập vào tài khoản, yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Thực hiện nộp hồ sơ theo danh mục hồ sơ đã hướng dẫn phần trên.
Bước 5: Nhận kết quả và thực hiện các thủ tục khắc dấu công ty, các thủ tục như hướng dân tại bài viết này.
Quy trình, thủ tục thành lập công ty khi nhờ qua dịch vụ
(Khi khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Luật Investco)
Để thành lập công ty thành công và đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật và thông qua dịch vụ của Công ty luật Investco thì thủ tục thành lập công ty của Quý khách hàng sẽ được thực hiện bởi các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Ngay sau khi luật sư tiếp nhận đủ thông tin và tư vấn các vấn đề liên quan đến tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty. Trên cơ sở các thông tin Quý khách hàng cung cấp, Công ty Luật Investco tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để chuyển Quý khách hàng trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin của khách hàng.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp
- Công ty Luật Investco tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Thời gian hoàn thành: 03 ngày làm việc.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau 03 ngày làm việc Quý khách hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, do Giấy chứng nhận hiện nay 100% được trả theo đường bưu điện nên thường khách hàng sẽ được nhận chậm hơn chút do quá trình chuyển phát.
Bước 4: Thực hiện khắc con dấu (mộc tròn) công ty
- Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Luật Investco sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Ngay trong ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.
Bước 5: Hoàn thiện chuyển kết quả cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng thủ tục thực hiện sau thành lập công ty
Sau khi đã thực hiện các thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, công ty Luật Investco chuyển các kết quả dịch vụ cho khách hàng như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu, hồ sơ lưu. Đồng thời, tư vấn các thủ tục và những lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp.
Bước 6: Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động công ty và kê khai thuế theo yêu cầu của khách hàng
- Kết quả dịch vụ thành lập công ty được chuyển tới khách khách hàng, luật sư, chuyên gia tư vấn thuế của Công ty luật Investco có những lưu ý với Quý khách hàng về thuế (kê khai thuế), những lưu ý liên quan đến công việc cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Luật Investco sẽ cung cấp dịch vụ liên quan đến dịch vụ kế toán thuế, kê khai thuế, tư vấn các vấn đề liên quan đến tư vấn tài chính, thương hiệu, soạn thảo hợp đồng và tranh chấp công ty.
- Đối với các ngành nghề có yêu cầu điều kiện sau thành lập công ty và giấy phép con như: vận tải, du lịch, nhà hàng, cho thuê lao động, giáo dục, y tế, xây dựng, chuyển phát nhanh, bưu chính,…: Xin các giấy phép đủ điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật chuyên ngành.
Một số tư vấn đặc biệt khi thành lập công ty
Với kinh nghiệm và thực tế hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp, Công ty luật Investco tổng hợp các lưu ý rất quan trọng cho công ty các nội dung khi thành lập công ty để tránh các rủi ro, mất thời gian khi thành lập công ty cũng như đảm bảo các điều kiện kinh doanh của công ty trong quá trình hoạt động:
Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì người thành lập công ty có thể lựa chọn 5 loại hình doanh nghiệp: (1) Công ty TNHH một thành viên; (2) Công ty TNHH hai thành viên trở lên; (3) Công ty cổ phần; (4) Doanh nghiệp tư nhân; (5) Công ty hợp danh.
Tuy nhiên, thông thường thì chỉ có 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến được lựa chọn bởi các ưu điểm của 3 loại hình công ty là: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
- Trên thực tế, sự khác nhau lớn nhất của công ty cổ phần so với công ty TNHH nói chung là công ty cổ phần có thể huy động vốn linh hoạt và tham gia thị trường chứng khoán do đó số lượng cổ đông tối thiểu có 03 người và không hạn chế tối đa, dễ dàng chuyển nhượng sau khi không còn là cổ đông sáng lập. Do đó sự ra vào, thay đổi công ty của các cổ đông là khó kiểm soát và dễ dàng, người sáng lập công ty khó kiểm soát điều này.
- Còn ưu việt lớn nhất của công ty TNHH là sự tham gia của các thành viên vào công ty là rất chặt chẽ, số lượng người tham gia hạn chế từ 01 đến 50 người, danh sách thành viên xuất hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mọi sự thay đổi chỉ có thể thực hiện khi có sự đồng ý của các thành viên công ty. Công ty có quyền chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi có nhu cầu.
Tư vấn về đặt tên công ty
(Tham khảo Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp)
- Trên thực tế tên công ty ngày càng hạn chế do số lượng doanh nghiệp ngày một nhiều. Tuy nhiên, để có thể đặt được tên công ty theo mong muốn rất đơn giản bằng cách thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào tên công ty là có thể đăng ký được.
- Khi đặt tên công ty cần tránh các tên riêng có thành tố riêng nổi tiếng ví dụ như: Samsung, Nokia, Honda,… hoặc các nhãn hiệu đã đăng ký độc quyền vì có thể doanh nghiệp có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam trước thời điểm doanh nghiệp đăng ký tên công ty bị trùng lặp.
- Ngoài ra, đặt tên công ty cũng nên tính đến việc tên riêng công ty có khả năng đăng ký nhãn hiệu, tên miền để nhận diện thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai mang tính đồng bộ, chuyên nghiệp.
Tư vấn về trụ sở công ty
(Tham khảo Điều 42, Luật Doanh nghiệp)
- Trụ sở công ty không được ở nhà tập thể, nhà chung cư.
- Để bảo đảm hoạt động kinh doanh khi thuê nhà, mượn nhà làm trụ sở công ty Quý khách hàng nên ký kết hợp đồng thuê nhà, mượn nhà và yêu cầu chủ nhà cung cấp cho 02 bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ tương đương.
- Trụ sở công ty phải liên hệ được, có người nhận thư báo, tránh trường hợp cơ quan thuế, cơ quan đăng ký doanh nghiệp gửi thư phát không có người nhận sẽ bị liệt vào công ty không kinh doanh tại trụ sở và bị đóng mã số thuế, khóa mã số doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên cố định trụ sở theo quận huyện vì khi thay đổi trụ sở khác quận, huyện đang đăng ký phải thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận trước khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp đi thuê văn phòng ảo: hiện nay nhiều chi Cục thuế làm rất gay gắt việc các công ty thuê văn phòng ảo mà phát sinh nhiều hoạt động kind doanh, mua bán hàng hóa nhiều, xuất nhiều hóa đơn nhưng đặt trụ sở chính bằng hình thức thuê văn phòng ảo. Theo đó, doanh nghiệp chỉ có thể thuê văn phòng ảo khi chưa phát sinh nhiều hoạt động kinh doanh.
Tư vấn về vốn điều lệ khi thành lập công ty
(Tham khảo khoản 34 Điều 4, Khoản 2.c Điều 24 Luật Doanh nghiệp)
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ do doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm (kể cả các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cũng chỉ cần kê khai đủ mức vốn quy định mà không cần chứng minh hay xác nhận nguồn vốn thực tế).
- Căn cứ vào nhu cầu hoạt động như: mức hợp đồng ký kết với đối tác, sự tham gia vào dự án, số vốn phải ký quỹ đối với một số ngành đặc thù, mức thuế môn bài muốn đóng mà doanh nghiệp lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý, phù hợp và tính đến tính chịu trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp/công ty khi cam kết mức vốn của mình.
- Thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với cá nhân thành lập công ty có thể lựa chọn góp vốn bằng hình thức hoặc chuyển khoản vào tài khoản của công ty. Tuy nhiên, đối với tổ chức là thành viên/cổ đông công ty thì việc góp vốn phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản vốn góp vào tài khoản của công ty có đăng ký với cơ quan đăng ký doanh nghiệp (Tham khảo quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ – CP và Thông tư 09/2015/BTC).
- Theo quy định của pháp luật, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định trừ trường hợp thành viên, cổ đông không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày thì công ty phải hoạt động đủ 02 năm mới có thể đăng ký giảm vốn điều lệ cùng một số điều kiện nhất định. Do đó, công ty nên cân nhắc mức vốn khi kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ thành lập công ty để đảm bảo việc góp vốn cũng như cân bằng lợi ích các thành viên/cổ đông trong công ty.
Tư vấn về ngành nghề kinh doanh
(Tham khảo Điều 7 Nghị định số 01/2021 về đăng ký kinh doanh)
- Hiện nay, doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề mà mình đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ đăng thành lập công ty để tránh phải thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh nhiều lần.
- Có thể nói điểm ưu việt của Luật Doanh nghiệp hiện hành là doanh nghiệp chưa cần xuất trình các điều kiện đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn mở rộng các ngành nghề kinh doanh để tránh sau khi hoạt động phát sinh thêm thủ tục bổ sung ngành nghề do khi thành lập chưa bao quát các ngành nghề dự định kinh doanh.
- Việc áp mã ngành nghề kinh doanh của công ty thực hiện theo mã ngành cấp 4 theo quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (Áp dụng theo Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ). Luật Investco sẽ hỗ trợ phân ngành và áp mã ngành nghề cho quý công ty.
Tư vấn về người đại diện theo pháp luật của công ty
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn các chức danh phổ biến như sau cho người đại diện theo pháp luật của công ty: Chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên), Chủ tịch Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), Tổng giám đốc, Giám đốc công ty,…
- Người đại diện theo pháp luật có thể là cổ đông, thành viên góp vốn của công ty hoặc có thể là người được công ty thuê.
Các thủ tục doanh nghiệp cần thực hiện sau thủ tục thành lập công ty
Doanh nghiệp cần làm những gì sau khi đã nhận được đăng ký doanh nghiệp? Các thủ tục phải thực hiện và thời hạn thực hiên trong năm 2024 sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
Mở tài khoản ngân hàng của công ty
- Thủ tục này do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:
- 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;
- 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép;
- 01 bản sao điều lệ công ty.
- Doanh nghiệp cần mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục hoặc ủy quyền cho Luật Investco hỗ trợ thực hiện.
Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet
Đăng ký nộp thuế điện tử từ một ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tài khoản.
Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính
Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên công ty, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có).
Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
Doanh nghiệp có thể thông qua Luật Investco để có mức phí sử dụng chữ ký số giá ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.
Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP, từ ngày 01 tháng 07 năm 2022 tất cả doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Theo Điều 15 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA, Ban hành kèm theo Nghị định.
Thời hạn giải quyết hồ sơ
Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông báo điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục I, Ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 123/2020/NĐ-CP qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc gửi thông báo điện tử trực tiếp đến doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Lưu ý: Tùy thuộc cơ quan thuế quản lý, có cơ quan thuế sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp để xem xét chấp thuận cho doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử hay không?
Cụ thể, cơ quan thuế sẽ kiểm tra địa chỉ trụ sở hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý liên quan như: Giấy phép đăng ký kinh doanh, căn cước công dân người đại diện, hồ sơ thuê, mượn địa chỉ kinh doanh như hợp đồng thuê, hợp đồng mượn, sổ đỏ, giấy tờ cá nhân của chủ nhà, hợp đồng lao động, hóa đơn đầu vào, hợp đồng kinh tế đầu ra (nếu có)….
Các nội dung cần chuẩn bị khi cơ quan thuế xuống kiểm tra để phát hành hóa đơn VAT
- Treo biển tại trụ sở chính;
- Hợp đồng thuê nhà; Chứng minh thư nhân dân+ hộ khẩu của chủ nhà;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Con dấu của doanh nghiệp;
- Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động;
- Nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.
- vấn mọi thủ tục pháp lý miễn phí phát sinh trong quá trình hoạt động.
Thực hiện thủ tục kê khai, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Nếu doanh nghiệp có sử dụng lao động thì bắt buộc phải ký hợp đồng lao động và thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tránh được rủi ro cho doanh nghiệp.
Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp sau khi thành lập
Khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải thực hiện đóng các loại thuế nào? Mức thuế phải đóng là bao nhiêu? Dưới đây là những lưu ý về thuế và các loại thuế doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ khi thành lập doanh nghiệp trong năm 2024.
Các loại thuế công ty phải nộp
- Thuế môn bài (theo mức vốn điều lệ đăng ký), vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng nộp 2tr/năm, từ 10 tỷ trở lên là 3tr/năm;
- Thuế giá trị gia tăng (theo cân đối đầu ra, đầu vào của công ty từ 0-10%. Tuy nhiên, ngày 29/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV trong đó có nội dung giảm 2% thuế GTGT cho năm 2024.Theo đó, Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15 trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến hết 30/6/2024 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ phải nộp khi công ty có lãi, 20% lợi nhuận công ty);
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu);
- Thuế tài nguyên (nếu có sử dụng tài nguyên);
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu kinh doanh ngành nghề đặc biệt hạn chế kinh doanh).
Các mốc thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế
- Doanh nghiệp thành lập năm 2024 sẽ được miễn lệ phí môn bài, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ thuế môn bài.
- Thời gian kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai: Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
- Trong năm 2024 khi doanh nghiệp thành lập công ty cũng đồng thời thành lập thêm địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty trên toàn quốc cũng được miễn thuế môn bài cho các đơn vị trực thuộc này.
- Đối với Hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành công ty được miễn thuế môn bài 03 năm đầu từ năm thực hiện chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể thành công ty.
Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
- Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
- Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
- Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;
Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai
- Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
- Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
- Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
- Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có).
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024
- Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm 2024 là ngày 30/03/2025.
Những lưu ý về kê khai thuế khi mới thành lập công ty
- Đối với kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
- Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
- Đối với báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.
Thực hiện nghĩa vụ thuế là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan kê khai thuế, thực hiện các nghĩa thuế sau khi được thành lập. Doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý về các mốc thời gian kê khai và nộp các loại thuế để tránh phát sinh vi phạm dẫn tới bị phạt và gia tăng số tiền phạt theo thời gian.
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty/doanh nghiệp so với thành lập hộ kinh doanh
Câu hỏi đặt ra cho các nhà kinh doanh là lựa chọn loại hình kinh doanh nào cho phù hợp với tình hình thực tế? Nhà đầu tư sẽ lựa chọn thành lập hộ kinh doanh cá thể hay thành lập công ty? Luật sư tư vấn Luật Investco đưa ra những ưu nhược điểm để bạn lựa chọn loại hình kinh doanh một các tối ưu nhất.
- Tư cách pháp nhân: Hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, công ty có tư cách pháp nhân và chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn gó Trong khi đó, hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh bằng cả tài sản dân sự của mình.
- Phát hành hoá đơn: Công ty được phát hành và xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khấu trừ còn hộ kinh doanh thì không, đây có thể coi là ưu việt rất lớn khi thành lập công ty.
- Kê khai kế toán thuế: Nhiều doanh nhân cho rằng khi thành lập công ty sẽ có nhiều khó khăn trong các thủ tục thực hiện về nghĩa vụ thuế cho công ty. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều đại lý thuế, công ty dịch vụ kế toán. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng chọn gói dịch vụ kế toán thuế, các công ty không phải tuyển các nhân sự liên quan đến kế toán thuế qua đó tích kiệm được rất nhiều chi phí và giải quyết về bài toán tối ưu nhất cho các công việc liên quan đến thuế của công ty như kê khai thuế, kế toán và tài chính.
- Thuế khoán: Công ty không bị áp thuế theo doanh thu như hộ kinh doanh nên dù công ty có rất nhiều doanh thu nhưng chưa có lãi thì cũng chưa phải nộp thuế. Còn hộ kinh doanh cứ có doanh thu (dù chưa có lãi) vẫn bị áp thuế theo định mức.
- Thuế VAT: Công ty là thuế khấu trừ, thuế gián thu nên công ty khi xuất VAT thì tiền thuế là thu được từ khách hàng, sau đó nộp lại cho nhà nước chứ không phải khoản thuế công ty không kinh doanh cũng phải nộp. Lưu ý: khi xuất hóa đơn đầu ra thì doanh nghiệp phải có hóa đơn đầu vào tương ứng;
- Thành lập công ty: Việc thành lập công ty khá dễ dàng, chi phí thành lập cũng khá thấp tuy nhiên việc vận hành và quản lý công ty thì cần nhiều yếu tố, hoặc khi cần đóng cửa công ty thì cũng tốn chi phí và thời gian khá lâu nên khách hàng cần cân nhắc kỹ trước khi thành lập công ty;
- Nhu cầu xuất hoá đơn: Nếu đối tượng khách hàng của bạn là cá nhân, nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng khấu trừ không cao, bạn nên cân nhắc việc thành lập công ty.
- Thành viên công ty: Khi khởi nghiệp để công ty có khách hàng, có doanh thu là điều quan trọng nhất, do đó cần sự đồng lòng, đồng sức của các thành viên công ty, cổ đông công ty để công ty sớm đi vào hoạt động hiệu quả…
Những ưu, nhược điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp cần được xem xét thật kỹ lưỡng. Đặc biệt tham vấn những ý kiên tư vấn của luật sư chuyên trách về doanh nghiệp. Sau đó đưa ra quyết định phù hợp với năng tài chính, quản lý doanh nghiệp cho công ty của mình.
Hậu quả pháp lý khi thành lập công ty không hoạt động
Sau khi công ty được thành lập nếu không hoạt động tại trụ sở, không kê khai thuế (kể cả trường hợp không phát sinh việc xuất hóa đơn) công ty đối mặt với các rủi ro pháp lý như sau:
Các rủi ro về mặt pháp lý khi thành lập công ty không hoạt động
- Bị treo mã số thuế: Chỉ có thể hoạt động khi mở lại mã số thuế:
- Bị phạt vi phạm do không kê khai thuế, không hoạt động tại trụ sở;
- Người đại diện theo pháp luật của công ty cũng bị treo mã số thuế theo: Theo đó nếu người đó có thêm các doanh nghiệp khác cũng bị ảnh hưởng và chỉ được thực hiện các thủ tục liên quan khi đã hết trạng thái treo mã số thuế hoặc không thể thực hiện các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp, quyết toán các loại thuế thu nhập cá nhân.
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tham khảo mức phạt vi phạm đối với trường hợp công ty không kê khai thuế do chậm nộp
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có mức xử phạt như sau:
Số ngày chậm nộp | Mức phạt |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. | Phạt cảnh cáo |
Nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày. | 2.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày. | 5.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày.
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. |
8.000.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước. | 15.000.000 VNĐ – 25.000.000 VNĐ |
Cập nhật tình hình đăng ký công ty tháng 1 năm 2024
(Theo số liệu của Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngày 26/01/2024)
Tổng quan số liệu chung
- Tổng số doanh nghiệp/công ty thành lập mới: 135.636 doanh nghiệp;
- Tổng số doanh nghiệp/công ty quay trở lại hoạt động: 13.799 oanh nghiệp;
- Tổng số doanh nghiệp/công ty hoàn tất thủ tục giải thể: 2.165 doanh nghiệp;
- Tổng số doanh nghiệp/công ty tạm ngừng hoạt động: 43.925 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp/công ty thành lập mới và tái gia nhập thị trường
- Tổng số doanh nghiệp/công ty thành lập mới và tái gia nhập thị trường trong tháng 01 năm 2024 đạt 27.335 doanh nghiệp.
- Theo đó, doanh nghiệp/công ty thành lập mới và tái gia nhập thị trường tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn gấp hơn 1,3 lần mức bình quân doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường giai đoạn 2018-2023 (20.891 doanh nghiệp).
Doanh nghiệp/công ty thành lập mới
Số lượng doanh nghiệp/công ty thành lập trong tháng 01 năm 2024
Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1 năm 2024 là 13.536 doanh nghiệp, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2023. Số vốn đăng ký thành lập trong 1 tháng năm 2024 đạt 151.451 tỷ đồng, tăng 52,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Số vốn công ty đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong tháng 01 năm 2024
- Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong tháng 1 năm 2024 là 370.101 tỷ đồng (giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2023). Theo đó:
- Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 151.451 tỷ đồng (tăng 52,8% so với cùng kỳ năm 2023).
- Có 4.380 doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký tăng vốn trong tháng 1 năm 2024 (giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2023).
- Số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động đạt 218.650 tỷ đồng (giảm 21,6% so với cùng kỳ năm 2023).
- Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 1 năm 2024 đạt 11,2 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Các ngành nghề đăng ký thành lập công ty tăng trong tháng 1 năm 2024
Có 13/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể:
- Hoạt động dịch vụ khác (tăng 64,4%);
- Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (tăng 48,7%);
- Vận tải kho bãi (tăng 44,3%);
- Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (tăng 34,6%);
- Công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 31,9%);
- Giáo dục và đào tạo (tăng 27,0%);
- Khai khoáng (tăng 25,5%);
- Xây dựng (tăng 23,2%);
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (tăng 20,8%);
- Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (tăng 14,7%);
- Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (tăng 14,5%);
- Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 6,9%);
- Kinh doanh bất động sản (tăng 1,2%).
Các ngành nghề đăng ký thành lập công ty giảm trong tháng 1 năm 2024
Các ngành ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2023 bao gồm:
- Thông tin và truyền thông (giảm 0,5%);
- Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (giảm 1,7%);
- Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (giảm 8,3%);
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 10,2%)…
Quy mô của công ty thành lập mới tháng 01 năm 2024
Doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 – 10 tỷ đồng): 12.432 doanh nghiệp (chiếm 91,8%, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2023). Cụ thể tập trung tại các doanh nghiệp sau:
- Công ty thuộc nhóm ngành Dịch vụ với 10.177 doanh nghiệp, chiếm 75,2% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 24,4% so với năm ngoái.
- Công ty thuộc nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng có 3.208 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chiếm 23,7% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2023.
- Công ty thuộc nhóm ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ghi nhận 151 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 1,1% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.
Các khu vực có doanh nghiệp thành lập mới tăng so trong tháng 01 năm 2024
Tất cả 6/6 khu vực trên cả nước đều có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2023:
- Trung du và miền núi phía Bắc (774 doanh nghiệp, tăng 48,3%);
- Tây Nguyên (399 doanh nghiệp, tăng 44,0%);
- Đồng bằng Sông Cửu Long (1.021 doanh nghiệp, tăng 30,1%);
- Đông Nam Bộ (5.667 doanh nghiệp, tăng 23,4%);
- Đồng bằng Sông Hồng (4.132 doanh nghiệp, tăng 22,6%);
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (1.543 doanh nghiệp, tăng 19,2%).
Tổng số lao động doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 01 năm 2024
Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1 năm 2024 là 103.439 lao động, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Dịch vụ khách hàng nhận được từ gói tư vấn thành lập công ty của Luật Investco
Quý khách hàng sẽ được nhận những kết quả theo các gói hợp đồng dịch vụ pháp lý, do vậy mà mỗi khách hàng có những kết quả thực hiện phụ thuộc vào thoả thuận công việc thực hiện giữa hai bên. Đây là những kết quả thông thường khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Công ty luật Investco.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
- Dấu tròn công ty;
- Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Hướng dẫn các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp: mở tài khoản, đặt in hoá đơn; Tư vấn đăng ký chữ ký số nộp thuế qua mạng.
- Hướng dẫn tư vấn các thủ tục kê khai thuế, nộp tờ khai thuế, nộp thuế, nộp bảo hiểm xã hội;
- Dịch vụ sau thành lập: tài khoản ngân hàng, thiết lập hồ sơ thuế, đăng ký phương pháp thuế, kê khai thuế ban đầu, đăng ký sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng điện tử;
- Hỗ trợ kê khai thuế trong quá trình hoạt động;
- Dịch vụ kế toán thuế trọn gói;
- Tư vấn xây dựng website; logo, nhãn hiệu, các giấy phép và điều kiện đảm bảo hoạt động kinh doanh sau thành lập doanh nghiệp….